KINH NGHIỆM THI CKI NỘI KHOA YDS 2025

 "Stay committed to your visions and dreams." – Lailah Gifty Akita

Mình viết bài này sau 2 năm đầy thử thách. Nhìn lại chặng đường đó, mình nhận ra: những thất bại không phải do mình thiếu năng lực, mà là để dạy mình hiểu rõ hơn về sứ mệnh và con đường phù hợp với bản thân.

U30, mình mới thật sự hiểu rằng: Không phải cứ cố gắng là được, nếu điều đó đi ngược lại với con đường cuộc đời đã “lập trình” sẵn cho mình. Nếu bạn đang mông lung về định hướng hay chưa biết đâu là lối đi phù hợp, thì hãy trải nghiệm nhiều hơn, hãy thử, hãy sai, rồi bạn sẽ tìm thấy câu trả lời. “Đừng sợ, cứ bước đi, kẻo trời lại tối!”

Dưới đây là những điều mình “ngộ” ra sau 2 năm: 

1. Không nên “ra trận” nếu chưa sẵn sàng!

Nếu có kế hoạch thi SĐH, hãy chuẩn bị tất cả mọi thứ ít nhất là 2 năm, về tinh thần, tài liệu, phương pháp. Nghiên cứu thật kỹ đừng hấp tấp. Nội dung đề thi ngày càng được update, để làm được đề, bạn không đơn thuần chỉ học thuộc sách là đủ. Mà bạn phải hiểu, phải vận dụng được vào case lâm sàng và phải THỰC HÀNH kiến thức đó. Theo thang điểm Bloom: Ghi nhớ - Hiểu – Áp dụng – Phân tích – Đánh giá – Sáng tạo, thì bạn phải đạt ở mức phân tích và đánh giá thì mới ỔN. 

2. Phương pháp học tập

Mỗi người có cách học khác nhau. Với mình, trình tự hiệu quả là:

Đọc sách → Xem video → Ghi chú → Học thuộc → Làm bài thuyết trình → Giải trắc nghiệm.

Áp dụng kỹ thuật lặp lại ngắt quãng để chuyển kiến thức từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn.

Thời gian học: phải chọn các khoảng thời gian chất lượng, không xao nhãng. May mắn thay mình là một early-bird – đại loại là type dậy sớm. Vậy nên khoảng thời gian từ 4.30 – 6.30 là khoảng thời gian cực high để bản thân khởi động và học tập. 

Không gian học tập: yên tĩnh, vừa đủ đến hẹp - không quá nhiều vật dụng ( nếu bạn thuộc type tăng động giảm chú ý). Nên kèm theo 1 nền nhạc quen thuộc, để huấn luyện phản xạ có điều kiện, rằng mỗi lần nghe bài nhạc đó, não của bạn sẽ đi vào trạng thác hoạt động. Mình hay chọn: Rain, Piano, Ghibli. Lâu lâu mọi thứ trở nên quá tải, mình chọn Remix các kiểu để shock tinh thần 😊

🧠 Ghi nhớ: Nước lọc nên là thứ đầu tiên bạn uống sau khi thức dậy. Cà phê, trà để sau ít nhất 1 giờ. Có thời gian thì đọc nghiên cứu thêm về mối liên quan giữa nước và bão bộ nha! 

3. Kỷ luật là chìa khóa

Một yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bạn có thể duy trì trạng thái Flow – dòng chảy. Viết một plan cực kỳ chi tiết, có theo dõi và kiểm tra tiến độ mỗi ngày. Bạn nào cũng biết viết plan rồi, mình không cần phải nói nhiều. Tuy nhiên, có vài ý mình muốn các bạn chú tâm, để plan đi đến action – hành động một cách hiệu quả nhất: Plan ngắn hạn – Có team giám sát. Nói về Plan ngắn hạn, mình chọn plan 1 tuần – 1 tháng. Tất nhiên và sẽ có tiến độ tổng quát, tuy nhiên, như các bạn đã biết, trên con đường thực hiện plan sẽ có nhiều thứ thay đổi. Mà khi plan thay đổi, nó làm cho mình cảm thấy rời xa mục tiêu và plan trở nên vô nghĩa. Vậy nên để hạn chế điều này, mình chọn cách update theo từng tuần để mọi thứ trong tầm kiểm soát. Nói về team giám sát, lần thi Nội mình chọn ôn theo nhóm, nhóm học tập đã push tinh thần và tiến độ của mình rất nhiều.

4. Dinh dưỡng & Thể thao

Nói nghe quen, nhưng dinh dưỡng và vận động thật sự giúp ích cho não bộ, tâm lý và hiệu suất học tập. Nếu bạn hướng nội như mình, hãy thử yoga, thiền và kỹ thuật thở – rất hiệu quả để giữ tâm trí vững vàng giữa áp lực.

5. Về tài liệu ôn thi:

 a. Đề cương chính thức của trường:

Trong này có tất cả các đề mục và sách ôn thi, việc của bạn là nghiên cứu và học thuộc tất cả những thứ được đề cập.

 b. Chương trình ôn thi tại trường:

Hãy đăng ký để học, thầy cô sẽ giảng một cách ngắn gọn, nhấn mạnh vào những điểm chính, qua đó các bạn học bài sẽ dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, silde không phải là tất cả những thứ các bạn học. Đề năm nay ra cả những chi tiết nhỏ trong sách. 

 c. Các nguồn tham khảo khác:

Đối với Sinh lý YDS mình có tập trắc nghiệm. Ra thi khoảng 10-15% ( y chang). Thực ra học trắc nghiệm để đi thi không phải học thuộc lòng. Học phải hiểu từng đáp án, đặt câu hỏi vì sao cho từng ý, đọc lại những phần đó trong sách. Nói chung là phải hiểu bản chất, không học vẹt.

Đối với Nội YDS, mình không quen với việc thi case lâm sàng mà còn off 2 năm làm Da liễu không đụng đến Nội, nên ngoài việc nghiền ngẫm mấy quyển sách thì mình có đăng ký học ôn bên Sang Minh , bạn rất giỏi, kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình, luôn back -up khi mình cần, đặc biệt là sỡ hữu bộ đề rất hay và sát với đề thi.

Nắm vững kiến thức trong sách + Luyện nhuần nhuyễn bộ đề = cơ hội thắng là rất cao.

Đây là tất cả những gì mình muốn chia sẻ với các bạn đang chuẩn bị bước vào kỳ thi CKI. Nếu bạn muốn hỏi kỹ hơn về bất kỳ phần nào, cứ comment bên dưới nhé! Mình rất vui được chia sẻ kinh nghiệm với các bạn.

Chúc bạn sẽ chinh phục được giấc mơ mà mình theo đuổi! 🌟





About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét